Hội đồng Ban giám khảo gồm 15 thành viên, trong đó ông Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT PVC làm Trưởng ban; bà Phạm Thị Thu Hà, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm Phó ban cùng các chuyên gia, kiến trúc sư đầu ngành về kiến trúc, xây dựng trong và ngoài nước.
Tháp Dầu khí (dự kiến sẽ khởi công vào năm 2012) được xây dựng tại lô đất X1, diện tích 6,5ha thuộc Dự án xây dựng quần thể kiến trúc trên diện tích 25ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. Tháp Dầu khí dự kiến sẽ kinh doanh khai thác trong các lĩnh vực văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn, căn hộ cao cấp… Đây là tòa nhà siêu cao tầng, được áp dụng công nghệ thi công và các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Hình ảnh của Tháp Dầu khí Việt Nam sẽ là biểu tượng có tính quốc tế của ngành Dầu Khí – biểu trưng cho thương hiệu trong chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Tháng 1/2011, PVC bắt đầu tiến hành thi tuyển quốc tế phương án thiết kế Dự án Tháp Dầu khí Việt Nam với mục đích tuyển chọn phương án tối ưu về kiến trúc, có tính khả thi cao để xây dựng. Kết quả của cuộc thi là cơ sở cho việc triển khai thực hiện các bước thiết kế tiếp theo của dự án. 4 đơn vị tư vấn thiết kế quốc tế tham gia thi tuyển gồm: Công ty Pelli Clarke Pelli Architects (Mỹ) – đơn vị thiết kế Tháp đôi Petronas (Malaysia); Công ty Fender Katsalidis Architects (KFA) (Úc) – Đơn vị thiết kế tháp Eureka – Melbourne cao nhất Australia; Liên danh PCIC – Codinachs (Tây Ban Nha); Công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản) – Đơn vị thiết kế Tháp Tokyo cao 634m.
Tổng cộng có 06 phương án thiết kế tham gia thi tuyển. Các phương án dự tuyển về cơ bản đều đáp ứng được yêu cầu, là những thiết kế khá độc đáo và ấn tượng, cùng ý nghĩa biểu trưng khá thuyết phục như: Tòa tháp bốn truyền thuyết; Ánh sáng dẫn đường tới 1.000 năm mới của Hà Nội, hay nguồn cảm hứng từ các thành phần hóa học dầu khí, hoặc câu chuyện về sự chuyển mình từ quá khứ tới tương lai của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam…
Sau 3 ngày (28/3 – 30/3) làm việc khẩn trương, nghiêm túc Hội đồng Ban giám khảo đã chọn ra những phương án tối ưu và khả thi nhất.
Phương án kiến trúc “lấy cảm hứng từ thành phần hóa học của dầu khí và cấu trúc các phân tử cac-bon với hình lục giác đều” (mã số 242735 PC) của Công ty Pelli Clarke Pelli Architects (Mỹ) đã xuất sắc giành Giải Nhất trị giá 50.000USD.
Giải Nhì trị giá 30.000USD thuộc phương án mang mã số 888888 PV, “là câu chuyện về sự chuyển mình từ quá khứ tới tương lai của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam” của Công ty Fender Katsalidis Architects (KFA) – Úc.
“Ánh sáng dẫn đường tới 1.000 năm mới của Thủ đô Hà Nội” (mã số SA 012011) của Công ty Liên danh PCIC – Codinachs (Tây Ban Nha) giành Giải Ba trị giá 20.000USD.
Ngày 10/1/2025, tại Hà Nội, Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PetroCons) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế ...
(PetroTimes) - Thông tin từ Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (DOBC) - đơn vị thành viên của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp ...
Sáng ngày 21/5/2024, tại thành phố Vũng Tàu, Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (DOBC), mã chứng khoán PXT đã tiến hành tổ chức ...
Ngày 24/4/2024, Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Petrocons) đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn & Đào tạo DKV – Tri thức ...
Tối ngày 31/1/2024, tại bến cảng PVC-MS, thành phố Vũng Tàu, Công đoàn Dầu khí Việt Nam (CĐ DKVN), Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam ...